Áo dài ngũ thân là một sắc phục truyền thống của người Việt, có từ thời nhà Nguyễn. Nó không chỉ là một trang phục truyền thống mà trong chiếc áo dài còn ấn ý nhiều ý nghĩa nhân văn và giá trị văn hoá.
Sở dĩ áo dài ngũ thân có tên gọi như vậy là vì loại trang phục này được ghép bởi 5 thân (5 vạt) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất. Áo dài ngũ thân là tiền thân của áo dài ngày nay, được định hình từ thời chúa Nguyễn Khúc Khoát.
Loại trang phục này có tên như vậy không đơn thuần bởi cấu tạo mà còn mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tương truyền rằng thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người con. Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín), ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.