Việt Nam

VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI

Là một người con đất Việt thì ai cũng sẽ muốn đưa được cái hồn của người Việt vào trong những tác phẩm của mình và mang đậm bản sắc của quê hương. Fox cũng không ngoại lệ, chính vì vậy mà BST về “ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI – VIỆT NAM” của chúng mình đã xuất hiện.

Phần 1: Đất Nước

 Ở đây chúng mình có những hộp đèn về một số địa danh của Việt Nam kéo dài từ Bắc và Nam.

Riêng thủ đô Hà Nội hiện tại Fox có 4 mẫu vì chúng mình có quá nhiều tình yêu và sự gắn bó với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Phần 2: Con Người

Khi nói đến vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam thì không thể không nhắc đến tà Áo dài. Vì vậy chúng mình đã lấy cảm hứng từ những phụ nữ Việt cùng những tà áo dài gắn liền với các thời kì lịch sử của dân tộc.

Hà Nội:

Mở đầu trong album về Việt Nam chính là những góc phố thân quen, là những câu chuyện cuộc đời còn dang dở ở thủ đô của chúng ta. Hà Nội vẫn luôn như vậy, vẫn khoác trong mình cái sự ồn ào, náo nhiệt nơi thị thành, vẫn là nhịp sống hối hả vội vã vì những câu chuyện mưu sinh, vì ước mơ, hoài bão đang được ấp ủ chưa thành.

Nhưng đâu đó chỉ cần sống chậm lại một chút thôi, bạn sẽ thấy Hà Nội thật yên bình và đẹp đến nao lòng.

Dưới đây là một số hộp đèn nhà Fox mang trong mình câu chuyện của những kẻ si tình với mùa thu Hà Nội.

  1. Hồ Gươm HN

Hồ Gươm hay đươc gọi là hồ Hoàn Kiếm là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Thủ Đô Hà Nội. Nơi đây không đơn giản chỉ là 1 địa điểm du lịch thu hút nhiều lượng khách trong và ngoài nước mà hồ Gươm còn là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hóa linh thiêng từ lâu đời của dân tộc Việt.

  1. Mùa thu HN

Mỗi mùa trong năm Hà Nội lại mang một vẻ hấp dẫn riêng. Nhưng có lẽ mùa thu là thời điểm khiến nhiều người say mê hơn cả. vì thu đến, đất trời Hà Nội mang trong mình một màu áo mới đẹp đến nao long.

Nhắc đến Thu Hà Nôi ta không thể bỏ qua những con đường ngập tràn lá vàng, mùi hoa sữa thơm nồng len lỏi trong từng con phố, rồi sắc hoa rực rỡ trên những gánh hàng hoa và chiếc xe đạp ven đường.

Mẫu đèn này là những gì chân thực nhất về 1 Hà Nội mùa Thu được thu nhỏ bên trong chiếc hộp với góc phố quen thuộc có lá bàng rơi, với những gánh hàng hoa đượm 1 nét vàng đầy chữ tình.

  1. Đường tàu HN

“ Phố đường tàu” hay “Xóm đường tàu” chính là cái tên thân thương của khu phố Khâm Thiên, Lê Duẩn, Phùng Hưng (Hà Nội), những nơi có đường tàu chạy qua. Đây là con phố rất nổi tiếng và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Điều tạo nên sự đặc biệt của con phố này chính là tuyến đường sắt chạy băng qua ngay trước hiên nhà của những người dân. Dù không lộng lẫy, sa hoa như phố thị ngoài kia nhưng đoạn đường này lại mang trong mình 1 vẻ đẹp rất đỗi bình yên và ấn tượng đối với những khách ghé thăm.

  1. Góc phố HN

Là hình ảnh của một góc phố nhỏ ở Hà Nội với những ngôi nhà cổ kính, là đường xá những ngày cuối thu với những cành cây trơ trọi chỉ còn vài chiếc lá. Là hình ảnh người phụ nữa mặc áo dài cùng chị bán hoa quen thuộc ở Hà Nội những ngày thu. Một vẻ đẹp lãng mạn nhưng đượm một chút hoài niệm, an mác buồn.ĐẤT  NƯỚC

  1. Ruộng bậc thang

Đây là hình ảnh quen thuộc thường thấy ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Thay vì những cánh đồng thẳng cánh cò bay thì ruộng bậc thang chính là điều tạo nên sự khác biệt cho vùng đất nơi đây. Các thuở ruộng cứ xếp chồng lên nhau từng lớp, từng lớp giống như những bậc thanh bắc lên trời cao. Đây cũng là nét đẹp độc đáo mà thiên nhiên mang lại cho người dân xứ này. Dù là mùa nước đổ hay là mùa lúa chín vàng ươm thì những thuở ruộng vẫn luôn đẹp và thu hút khách trong và ngoài nước đến chiêm nghưỡng và khám phá.

  1. Kinh thành Huế

Kinh thành Huế nằm bên bờ sông Hương thơ mộng và là một trong những công trình quan trọng của triều đình nhà Nguyễn, là nơi lưu giữ kí ức về thời đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Nơi đây là minh chứng sống cho một thời lịch sử vàng son của Đất nước. Nếu bạn có dịp đến Huế thì nơi đấy là một địa điểm tham quan không nên bỏ qua.

  1. Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.

  1. Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà được ví như biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, là địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến Sài Gòn. Trải qua nhiều năm, nơi đây vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính và ấn tượng như thuở ban đầu.

  1. Miền Tây sông nước

Miền Tây hay còn có tên gọi khác là Đồng bằng song Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố. Sông nước chính là đặc trưng riêng của miền tây Nam Bộ, nơi mà cuộc sống, sinh hoạt của người dân gắn liền với kênh rạch chằng chịt. Chính vì vậy thế xuồng, ghe không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là phương tiện mưu sinh của người dân địa phương.

  • CON  NGƯỜI

  1. Áo Nhật Bình

Áo Nhật bình vốn là loại triều phục dành cho bậc hậu, phi, cung tần và công chúa thời Nguyễn, nay đã trở thành loại trang phục phổ biến của phụ nữ Huế trong dịp hôn lễ và ngày càng được các bạn nữ trẻ Việt Nam yêu thích sử dụng khi đi ngoạn cảnh, check in…

 Nguồn gốc của áo Nhật bình là loại áo Phi phong của triều Minh, được triều Nguyễn tiếp thu, cải cách thành kiểu áo Phi phong đối khâm với những nét riêng, rất đặc sắc. Áo có phần cổ thiết kế hình chữ nhật to bản, hai vạt được cố định bằng dây buộc, khi mặc vào thì phần trước ngực được ghép lại thành một hình chữ nhật nên mới có tên là áo Nhật bình. Khắp thân áo thường được trang trí lộng lẫy bằng các hoa văn dạng tròn dạng phụng ổ, loan ổ đan xen với các hình hoa lá, chữ Phúc, chữ Thọ… đính kim tuyến lấp lánh. Các hoa văn trang trí được sắp xếp dựa vào cấp bậc, vai vế của người mặc. Vì vậy, khi nhìn vào phần màu sắc, hoa văn của áo Nhật bình thì có thể xác định ngay được địa vị, danh phận của người mặc áo. Trừ Nhật bình dành cho bậc hoàng hậu ra, các kiểu áo Nhật bình khác ở tay áo đều có dải màu ngũ hành: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ khiến loại trang phục này càng thêm rực rỡ.

(Nguồn: huecity.gov.vn)

  1. Áo ngũ thân

Áo dài ngũ thân là một sắc phục truyền thống của người Việt, có từ thời nhà Nguyễn. Nó không chỉ là một trang phục truyền thống mà trong chiếc áo dài còn ấn ý nhiều ý nghĩa nhân văn và giá trị văn hoá.

Sở dĩ áo dài ngũ thân có tên gọi như vậy là vì loại trang phục này được ghép bởi 5 thân (5 vạt) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất. Áo dài ngũ thân là tiền thân của áo dài ngày nay, được định hình từ thời chúa Nguyễn Khúc Khoát.

Loại trang phục này có tên như vậy không đơn thuần bởi cấu tạo mà còn mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tương truyền rằng thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người con. Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín), ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.

  1. Áo tứ thân

Không ai biết được cụ thể áo tứ thân ra đời từ bao giờ, chỉ biết rằng áo đã được xuất hiện trên hình khắc của trống đồng cách đây hàng nghìn năm

Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.

Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao. Hình ảnh đó được giữ cho đến tận bây giờ ở những liền chị quan họ vùng Kinh Bắc.

  1. Áo dài

Áo dài là loại trang phục truyền thống của nước Việt Nam, được cách tân từ trang phục “ngũ thân lập lĩnh” trong thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi là áo tân thời.

Trải qua bao đổi thay của xã hội và thời đại, chiếc áo dài vẫn luôn là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hóa dân tộc, là niềm tự hào của con người Việt Nam.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.

  1. VIỆT NAM

  1. Múa rối nước

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt

Múa rối nước được ra đời khoảng hơn 10 thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi. Hiện nay, loại hình nghệ thuật này rất phát triển, có thể sánh ngang với tuồng, chèo. Múa rối không chỉ có ở nước ta mà còn có ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nhưng chỉ có Việt Nam là có loại hình múa rối nước. Như những đặc trưng tiêu biểu của loại hình nghệ thuật này, mà hiện nay nó đã trở thành biểu trưng của người dân Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích

  1. Hát Bội

Nghệ thuật sân khấu hát Bội được coi là loại hình sân khấu cổ điển của Việt Nam. Nó mang tính ước lệ, tượng trưng rất cao, ngôn ngữ thâm thúy, mang đậm triết lí. Những bước chân, những cái chỉ tay lên trời, xuống đất… của diễn viên đều tuân thủ nguyên tắc rất chặt chẽ và biểu thị cho những ý nghĩa nhất định. Hát Bội đặc biệt từ nội dung cốt truyện đến cử chỉ, điệu bộ, lời ca tiếng hát và phục trang biểu diễn. Từ đó, khi hóa trang, các nghệ sĩ phải bảo đảm được thần thái, màu sắc của khuôn mặt phản ánh tính cách nhân vật hóa trang như vua, võ tướng, trung thần, gian thần, nịnh thần,… Bên cạnh đó, màu sắc trang phục từ đỏ, vàng, đen, trắng… cũng biểu hiện được tính cách nhân vật là “kép độc” hay “kép hiền”.

Hát Bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục, đề cao những tấm gương sáng của các vị anh hùng, đề cao nhân – nghĩa – lễ – trí – tín và đạo lí làm người. Kết cục của những tuồng hát bao giờ cũng có hậu và răn dạy người đời: ở hiền gặp lành, làm ác gặp ác, gieo nhân nào hưởng quả ấy…

  1. Nhã nhạc cung đình huế

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.

Nếu có dịp đến Huế, đừng nên bỏ qua khoảnh khắc chiêm ngưỡng những điệu múa đẹp uyển chuyển, nhịp nhàng kết hợp với Nhã nhạc tinh tế, thanh tao thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam này.

  1. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008).

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai…

Đối với các tộc người vùng tây nguyên, cồng, chiêng là nhạc cụ mang sức mạnh thiêng liêng, cất lên tiếng nói tâm linh, diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. mỗi chiếc cồng, chiêng ẩn chứa một vị thần, cồng, chiêng càng cổ thì vị thần càng quyền lực. Cồng, chiêng cũng là thứ tài sản quý giá, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Dòng họ nào có nhiều cồng, chiêng sẽ được các dòng họ khác, làng khác vị nể. Già làng ở làng ấy có thể được tôn lên làm già làng cho cả một vùng.

Cồng, chiêng tây nguyên là di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian; thể hiện cả tiến trình phát triển âm nhạc của miền đất này từ thuở sơ khai đến tận ngày nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo